Categories: Tin Tức

DU LỊCH VIỆT NAM VÀ NĂNG LƯỢNG XANH

DU LỊCH VIỆT NAM

VÀ NĂNG LƯỢNG xanh

Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát thải khí nhà kính của riêng việc đốt nhiên liệu trong ngành sản xuất năng lượng (điện than) của Việt Nam chiếm tới 31,1% tổng phát thải khí nhà kính năm 2020 và lên đến 51% tổng phát thải khí nhà kính năm 2030. Theo phương án cơ sở của Quy hoạch điện 7 vào năm 2030, nhiệt điện than sẽ chiếm 56% công suất dự báo và 62% tổng điện lượng dự báo. Những con số này đang đi ngược với mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam. Quy hoạch điện 7 đã được hiệu chỉnh để giảm tỷ trọng nhiệt điện than, tăng cường tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu phát triển nguồn điện. Đánh giá Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 là một trong những bước tiến thay đổi chính sách đáng khích lệ, ông Bakhodir Burkhanov – Phó Giám đốc Quốc gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, thông điệp mà Việt Nam muốn gửi đến các nhà đầu tư là Việt Nam cam kết chuyển đổi mạnh mẽ từ việc giảm sử dụng năng lượng tự nhiên sang tích cực phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo

Tại Việt Nam, việc lắp đặt điện năng lượng Xanh,

phổ biến nhất là năng lượng mặt trời, mang lại cho các cơ sở dịch vụ lưu trú nhiều lợi ích thiết thực, giúp tiết kiệm chi phí điện hiệu quả cho các khách sạn, nhà nghỉ, resort… Bởi vậy, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang chú trọng phát triển du lịch xanh bền vững, coi điện năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo là một phần quan trọng giúp phát triển du lịch xanh.

Đáng nói, quan điểm này cũng được thể hiện rõ ràng trong Quyết định số 147/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 về việc “Khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng, ứng dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu phát thải khí nhà kính”.

Chiến lược cũng xác định “phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác quốc tế Ðức (GIZ), mỗi năm toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhận trung bình từ 2.200-2.500 giờ nắng, trong đó hơn 90% số ngày trong năm đều nhận được ánh sáng mặt trời đủ mạnh để vận hành các tấm thu năng lượng mặt trời, với bức xạ trung bình từ 1.387-1.534 kWh/kWp/năm. Với những lợi thế trên, tiềm năng tổng công suất điện mặt trời toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể lên tới 136.275MW, điện lượng ước tính hơn 216 tỷ kWh/năm. Ngoài ra, khu vực này còn có thể khai thác tiềm năng từ sóng biển, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh khối rất dồi dào từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp hơn 23 triệu tấn/năm mà các địa phương trong vùng chưa có điều kiện đầu tư, khai thác. Tại Cần Thơ, nhiều đơn vị trong chuỗi cung ứng của ngành du lịch đã bắt đầu quan tâm đến năng lượng sạch, điển hình là Du lịch cộng đồng Cồn Sơn mà tác giả đưa vào làm ví dụ điển hình.

Năm 2022, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP Cần Thơ và Hợp tác xã du lịch nông nghiệp Cồn Sơn phối hợp xây dựng và đưa vào thực hiện dự án “nói không với rác thải nhựa” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy và thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần xây dựng môi trường tại cồn Sơn ngày càng sạch, xanh, an toàn, bền vững.

Tại cồn Sơn từ năm 2022 đã phối hợp với tổ chức phi lợi nhuận thực hiện dự án “Nhà, vườn tiết kiệm năng lượng”. Dựa trên nhu cầu thực tế, dự án đã  triển khai hỗ trợ các hộ dân lắp  đèn đường năng lượng mặt trời phục vụ cho việc chiếu sáng công cộng. Bên cạnh đó dự án còn hỗ trợ 05 hộ dân và 01 nhà sinh hoạt cộng đồng thay, lắp thiết bị điện tiết kiệm năng lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đồng thời triển khai mô hình ủ phân hữu cơ. Cũng nói thêm “Nhà, vườn tiết kiệm năng lượng” là sáng kiến thanh niên nhằm đảm bảo Chuyển đổi năng lượng đảm bảo công bằng xã hội, thuộc dự án Green Youth Labs, thực hiện bởi Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) và Live & Learn, nằm trong khuôn khổ chương trình Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Đức (BMU) hỗ trợ. 

 

Được biết trong thời gian gần đây các thành viên thuộc HTX Du lịch Cộng đồng Cồn Sơn đang cùng nhau lên ý tưởng để triển khai dự án về năng lượng xanh, trong đó lộ trình thực hiện sẽ đi từ tiết kiệm năng lượng không tái tạo, thay thế các nguồn năng lượng truyền thống bằng nguồn năng lượng sạch dựa trên nền tảng di sản truyền thống như mô hình di chuyển trên sông dựa hoàn toàn vào sức gió – điều này đã được những người kỳ cựu tại cồn Sơn chia sẻ lại về cách ông bà họ di chuyển trên sông lúc xưa. Năng lượng mặt trời là yếu tố được người dân nơi đây quan tâm và tìm kiếm chuyên gia để hỗ trợ tư vấn về ưu – nhược điểm, đồng thời tư vấn về kỹ thuật, ngoài ra phương tiện di chuyển qua sông của người dân và du khách là đò ngang chạy bằng máy cũng được đưa vào dự án để thảo luận nhằm tìm phương án tiết kiệm năng lượng sau đó là tìm ra phương án nhằm chuyển đổi hình thức thân thiện với môi trường.

Vào năm 2022, du lịch cồn Sơn đón khoảng 80.000 lượt khách, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2021, tổng doanh thu từ du lịch 3 tỷ đồng – tất cả đó đã thể hiện sự quyết tâm của tập thể bà con tại đây, và yếu tố “xanh” là yếu tố được du khách đánh giá cao khi đến với vùng đất này, tin chắc rằng khi thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh một cách có kế hoạch và triệt để sẽ giúp cồn Sơn ghi điểm trong lòng du khách, tạo điểm nhấn ở khía cạnh truyền thông, và quan trọng hơn là đưa mục tiêu phát triển bền vững đi vào thực tế của hoạt động du lịch.

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Hãy để lại thông tin liên hệ cho chúng tôi bên dưới nếu bạn mong muốn “xuôi dòng Cửu Long, về miền gạo trắng nước trong” nhé, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm chuyến đi phù hợp nhất.

    HaiAu Educursions – Người Việt và Hành trình bảo tồn di sản Việt, xây dựng giá trị bản sắc Việt.

    Liên hệ
    info@haiaucantho.com.vn
    515 đường 30 tháng 04, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
    +84 908 404 477
    © COPYRIGHT BY HAIAU EDUCURSIONS, ALL RIGHTS RESERVED
    editor

    Recent Posts

    MOU – LỄ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA HAEC & BTEC

    Ngày 23/06/2024, Công ty TNHH Nhà Hàng Khách Sạn Và Du Lịch Hải Âu Cần…

    2 tuần ago

    BẢO GIA ECO-RETREAT – CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM HÈ 2024

    Bảo Gia Farm Eco-Retreat - chương trình 2N1Đ tại Bảo Gia Farm mang đến cho…

    2 tuần ago

    GIẢI MÃ RAMSAR – CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM HÈ 2024

    …là hành trình đưa Quý khách đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên, một vùng…

    2 tuần ago

    ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM – CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM HÈ 2024

    Mùa hè đã bắt đầu, còn bạn đã sẵn sàng góp những điều nhỏ nhặt…

    2 tuần ago

    Thực Tập Cùng Hải Âu Cần Thơ – Gieo Mầm Trí Thức, Gặt Hái Thành Công

    Hiểu được khát khao khám phá và học hỏi của các bạn trẻ, Hải Âu…

    1 tháng ago

    [HAEC x FPOLY] ĐỒNG HÀNH CÙNG SỨ MỆNH GIÁO DỤC THỰC CHIẾN TẠI CẦN THƠ

    Nhận lời mời của FPT Polytechnic cơ sở Cần Thơ HaiAu Educursions đã có mặt…

    2 tháng ago