logo HAEC ngang có màu

Đối với mỗi người con đất Việt, tết cổ truyền hay tết Nguyên Đán luôn có những ý nghĩa đặc biệt, mang theo những giá trị, triết lý nhân văn cao đẹp mà ông cha ta đã sáng tạo và gìn giữ qua nhiều thế kỷ. Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo đi sâu vào tiềm thức của người Việt. Đây là dịp gia đình đoàn viên, sum vầy và từ đó nhiều nét đẹp văn hóa khác được ra đời và được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hãy cùng HaiAu Educursions khám phá những nét văn hóa đẹp nhất trong ngày tết Nguyên Đán của Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thăm mộ Tổ tiên

“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Đến dịp tết, nhiều gia đình người Việt tập trung đông đủ cùng nhau ghé thăm, quét dọn, sửa sang mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, tỏ lòng hiếu kính, tưởng nhớ người thân vào ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp.
Tục tảo mộ thể hiện nét đẹp của đạo “hiếu” trong văn hóa Việt Nam, thể hình tình yêu thương, gắn kết giữa những người thân với nhau. Tảo mộ sửa sang, chăm sóc mộ phần của tổ tiên và người thân cũng là cách thể hiện tình cảm hướng về nguồn cội, biết ơn Tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình.

Tết

2.Trang trí, sửa soạn nhà cửa

Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà đều dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa sao cho thật sạch và thật đẹp cho kịp ngày tết. Tất cả các đồ vật, chén, bát, bàn ghế,… đều được đem ra lau dọn sạch sẽ và trang trí hợp lý. Công việc dọn dẹp ngày tết có ý nghĩa quan trọng nhằm để đón năm mới đang tới, đón những đẹp tốt đẹp đến với gia đình.
Nhiều gia đình sẽ treo những câu đối, tranh tết, hình ảnh linh vật ngày Tết, trong nhà sẽ đặt các cành hoa với đủ màu sắc nhưng chủ yếu vẫn là hoa đào, hoa mai, hoa vạn thọ, hoa cúc,… Bên cạnh đó là mâm ngũ quả được bày trí cẩn thận để lên thắp hương trên bàn thờ.

3. bữa cơm tất niên

Bữa cơm tất niên diễn ra vào chiều tối 30 Tết. Lúc này, mọi thứ và công việc đã xong xuôi, các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm áp ngày cuối năm. Cả gia đình cùng ngồi ăn cơm và trò chuyện. Tùy theo vùng miền mà mâm cơm ngày tất niên của mỗi vùng cũng có những món ăn riêng biệt nhưng những câu chuyện xoay quanh bữa cơm tất niên vẫn chủ yếu là việc con cháu kể với ông bà những việc đã làm trong năm, ông bà cha mẹ nhắc nhở con cháu những điều hay ý đẹp cho một năm mới.
Đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những ngư­ời đã khuất trong gia đình. Bữa cơm tất niên kết thúc, cũng là lúc mọi người cùng nhau ngắm pháo hoa, xem chương trình táo quân, tiếng nói chuyện rôm rả, tiếng cười đùa ríu rít vang khắp cả nhà.

Tết

4. Gói và thưởng thức bánh chưng, bánh tét

Tết

Hình ảnh những thành viên trong gia đình quân quần bên nồi bánh luộc đang bốc khói nghi ngút, ấm cúng từ lâu đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ người Việt Nam.
Nếu như bánh Chưng là món bánh Tết đặc trưng của các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, thì tại các tỉnh miền Nam, món bánh phổ biến trong những ngày Tết là bánh tét. Tuy vậy, nhưng hai loại bánh đều có những điểm chung nhất định như nguyên liệu đều là gạo nếp, thịt lợn, nhân đậu xanh.
Với sự bận rộn của xã hội hiện đại, nhiều gia đình không còn tự tay gói bánh chưng, bánh tét nữa nhưng truyền thống biếu tặng, thưởng thức hai loại bánh này cùng với những người thân yêu vẫn được nhiều gia đình lưu giữ.

Tết

5. CHÚC TẾT, MỪNG TUỔI

Tập tục chúc tết thường diễn ra vào đêm 30 và 3 ngày đầu năm mới. Người người nhà nhà sẽ về thăm hỏi ông bà, cha mẹ cũng như họ hàng, người thân và thầy cô giáo. Con cháu sẽ gửi đến những lời chúc sức khỏe, may mắn, bình an đến ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi. Người lớn sẽ chúc lại các cháu và kèm theo đó là lì xì cho tuổi mới thêm sức khỏe, may mắn và niềm vui.
Chúc tết thực sự đã trở thành nếp sống, truyền thống bao đời của người Việt vào dịp tết xuân về. Nó thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của các thế hệ sau với thế hệ trước, đúng với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Tết

Mỗi người con đất Việt chúng ta nên có trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn các nét văn hóa đẹp của ngày Tết Nguyên Đán này để những truyền thống này sẽ được truyền nối lại cho thế hệ sau tiếp tục kế thừa và phát huy hơn nữa.

Tết

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Hãy để lại thông tin liên hệ cho chúng tôi bên dưới nếu bạn mong muốn cùng gia đình tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ vào dịp “tết đến xuân về” nhé, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm chuyến đi phù hợp nhất.

    HaiAu Educursions – Người Việt và Hành trình bảo tồn di sản Việt, xây dựng giá trị bản sắc Việt.

    Liên hệ
    info@haiaucantho.com.vn
    515 đường 30 tháng 04, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
    +84 908 404 477
    © COPYRIGHT BY HAIAU EDUCURSIONS, ALL RIGHTS RESERVED