CỤM KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG

Nhà Cổ Bình Thủy

Xây dựng từ năm 1870 thuộc sở hữu của nhà họ Dương. Chủ nhân ngôi nhà là ông Dương Chấn Kỷ – một thương gia trí thức giàu có, đồng thời cũng là điền chủ có óc mỹ thuật. Ông rất thích tìm tòi cái mới, lạ của trào lưu Tây phương đang thịnh hành, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Nhà cổ Bình Thuỷ chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách Đệ nhị đế chế của Pháp, một thời kỳ tổng hợp lại nhiều trào lưu có sẵn trước đó. Đặc trưng của trào lưu kiến trúc này là:
– Cầu kỳ
– Kịch tính
– Giàu tính trang trí
– Sắt được sử dụng khá nhiều trong kết cấu và cả trang trí.

Trường phái kiến trúc hiện đại ảnh hưởng khá nhiều về kiến trúc dân dụng ở Việt Nam nói chung và nhà cổ Bình Thuỷ là Art Deco và chủ nghĩa hiện đại.

Khuynh hướng tân thời tại nhà cổ Bình Thuỷ: Nền lót gạch bông sạch sẽ và rực rỡ, không gian cao ráo, vật dụng tân thời chúng ta có thể tìm thấy như đèn măng sông, máy hát, đồng hồ, nhà vệ sinh bên trong,…

Đây nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá như bộ ấm chén từ thời Minh – Thanh; cặp đèn treo từ thế kỷ 19; bộ bàn ghế đá cẩm thạch xuất xứ từ Vân Nam (Trung Quốc) hay bộ sa-lông Pháp từ thời Louis.

Nhà cổ Bình thủy xuất hiện trong bối cảnh của các tác phẩm phim Người tình; Người đẹp Tây Đô; Những nẻo đường phù sa,…

Với những giá trị độc đáo về kiến trúc và văn hóa như vậy, năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng nhà cổ Bình Thủy là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Dù việc xây dựng chịu ảnh hưởng không nhỏ của nghệ thuật phương Tây, nhưng nơi này vẫn không bị mất đi nét truyền thống dân tộc

ĐÌNH Bình Thủy

Tác giả Huỳnh Minh kể rằng, thời có tên là Bình Hưng, Bình Phó, vùng đất này có hoa màu, ruộng đất chưa được khai thác triệt để, dân cư thưa thớt. Nguồn nước chảy trong lành, trong lưu vực từ cồn Linh đến xã Thới Bình, sông sâu mà không có sóng to gió lớn. Mãi đời vua Gia Long thứ 15 (năm 1816), long cuộc trổ ra, làng Long Tuyền ngày càng xinh đẹp, trù phú.

Đến thời Tự Đức thứ 5 (năm Nhâm Tý 1852), quan Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt ngồi thuyền đi tuần thú vùng đất Long Tuyền, vừa đến cồn Linh thì gặp phải trận cuồng phong, sóng to gió lớn khiến ai nấy đều kinh hoàng. Một viên quan tùy tùng sau khi xem địa cuộc đã bẩm với quan Tuần phủ họ Huỳnh rằng: “Nơi xa xa kia có chỗ yên lặng cho thuyền đến đó núp gió, ắt an toàn”. Quan Tuần phủ thuận lòng, cho cả đoàn tuần thú vào một vàm rạch và quả nhiên, nước êm như hồ, “xem ra có long cuộc”. Sau khi hỏi dân làng thì quả nhiên nơi đây là một vùng sông nước bình yên, hoa màu thịnh vượng, dân an cư lạc nghiệp. Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt khen địa thế như “rồng nằm” và tuyên bố với dân làng rằng: “Nay ta nhờ theo dòng nước đến đây mà được bình yên vô sự. Vậy ta đặt tên cho chỗ này là Bình Thủy”.
Tác giả Huỳnh Minh còn thông tin thêm, sau đó cụ Tuần phủ họ Huỳnh đã dâng sớ tâu với triều đình và vua Tự Đức đã ban sắc phong thần cho đình Bình Thủy cũng trong năm 1852.

Đình Bình Thủy được xây dựng vào năm 1844 trên một khu đất rộng và đến năm 1852 thì được vua Tự Đức phong sắc. Phía ngoài có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.
Trong khuôn viên Đình gồm 2 khu vực gồm khu đình chính và lục ấp. Khu đình chính bao gồm năm ngôi nhà (tiền đình, chính điện) và khu “lục ấp” gồm một khu nhà để chuẩn bị đồ lễ cùng với một nhà hát.
Đình Bình Thủy trước kia không chỉ là nơi thờ cúng trang nghiêm mà còn là nơi dành cho các chức sắc trong làng hội họp để bàn việc nước, tập trung nhân dân chống giặc ngoại xâm.

Tại Việt Nam thời kỳ phong kiến thì thành hoàng được vua phong là những vị thần có tên tuổi rõ ràng, có công trạng với triều đình, làm được những điều ích nước lợi dân, sau khi mất được dân tôn thờ và được triều đình sắc phong. Hoặc là những người lúc sinh tiền có công khẩn đất lập làng, là những vị anh hùng của làng xã sau khi mất cũng được phong là thành hoàng làng. Nhưng tai các ngôi đình ở Cần Thơ và ĐBSCL nói chung phần nhiều các vị Thành hoàng được thờ là những vị thần trong ý niệm chứ không có nguồn gốc cụ thể – thường được gọi là thành hoàng bổn cảnh.
Trong các ngôi đình, ngai thờ Thành hoàng được đặt ở gian chính điện, ngay chính giữa. Hai bên tả hữu là bàn thờ Tả ban và Hữu ban. Phía trước có hai hàng binh khí hai bên. Trong ngai thờ có chữ “thần” bằng chữ Hán thật to tôn thêm vẻ uy nghiêm thiêng liêng của ngôi đình. Nơi đây cũng là nơi để sắc thần. Sắc thần để trong cái trấp (cái trấp đóng như cái rương bằng cây huỳnh đàn, bề dài khoảng 5 tấc, vuông 1 tấc rưỡi).

CHÙA NAM NHÃ

Chùa do Nguyễn Giác Nguyên xây năm 1895, tiền thân nơi đây là một tiệm thuốc bắc có tên Nam Nhã Đường, sau được xây dựng lại và đổi tên thành Chùa Nam Nhã, vừa là nơi thờ phụng tín ngưỡng, vừa là trụ sở chính của phong trào Đông Du (1907-1940) do cụ Phan Bội Châu khởi xướng. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi tập hợp, nuôi dưỡng phong trào yêu nước và sản sinh ra những bậc sĩ phu văn thân có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Trong những năm khó khăn gian khổ của cách mạng, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền.

Chùa Nam Nhã theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi chùa Minh Sư thờ Tam giáo: Phật Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử, có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện tại Cần Thơ khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chùa Nam Nhã hay Đạo Minh Sư trước đây cũng như các chùa thờ Phật ở Việt Nam chủ trương ăn chay niệm Phật, nhưng lại không cạo đầu, không có sư sãi, không mặc áo nâu sồng. Thiện nam tín nữ đến lễ Phật mặc quần áo gì cũng được miễn là kín đáo và nghiêm trang.
Chùa tập trung dạy Phật tử tu tâm dưỡng tánh, sống giản dị, “thiểu dục, tri túc”, tự lực sản xuất để tồn tại và phát triển. Cho đến nay, nếu đến viếng chùa Nam Nhã ngay dịp một lễ cúng nào đó, du khách vẫn cảm nhận được lối sống giản dị đó. Cho dù tấp nập người ra, kẻ vào nhưng lúc nào cũng thấy một không khí tĩnh lặng

Chánh điện chùa Nam Nhã là tòa nhà lớn uy nghi nằm ở giữa, gọi là Diêu Trì Bửu Điện. Gồm 5 gian, mái lợp ngói âm dương, trên có tượng lưỡng long tranh châu. Đặc biệt, mặt tiền chánh điện được xây theo kiểu kiến trúc Á – Âu kết hợp hồi đầu thế kỷ 20, có nhiều nét khác với kiểu chùa truyền thống ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Nhìn tổng thể, chánh điện vừa có nét kiến trúc dân tộc của người Hoa vừa mang màu sắc của kiến trúc người Pháp thời đó.

Bên trong chánh điện chùa Nam Nhã, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng là nơi đặt bàn thờ tam giáo thể hiện triết lý tam giáo đồng nguyên: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo mang ý nghĩa dù là đạo giáo nào cũng đều dạy con người sống tốt đạo đẹp đời hướng đến chân thiện mỹ. Bàn đối diện là nơi thờ Trấn đàn Hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa. Bàn bên phải thờ Quan Thánh Đế Quân, Lịch Đại tổ sư và người lập chùa là cụ Nguyễn Giác Nguyên. 

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Hãy để lại thông tin liên hệ cho chúng tôi bên dưới nếu bạn mong muốn “xuôi dòng Cửu Long, về miền gạo trắng nước trong” nhé, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm chuyến đi phù hợp nhất.

    Cùng HAEC xem qua những dự án mà chúng tôi đã thực hiện trên hành trình gieo mầm hạnh phúc nhé!

    HaiAu Educursions – Người Việt và Hành trình bảo tồn di sản Việt, xây dựng giá trị bản sắc Việt.

    Liên hệ
    info@haiaucantho.com.vn
    515 đường 30 tháng 04, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
    +84 908 404 477
    © COPYRIGHT BY HAIAU EDUCURSIONS, ALL RIGHTS RESERVED
    editor

    Recent Posts

    MOU – LỄ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA HAEC & BTEC

    Ngày 23/06/2024, Công ty TNHH Nhà Hàng Khách Sạn Và Du Lịch Hải Âu Cần…

    2 tuần ago

    BẢO GIA ECO-RETREAT – CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM HÈ 2024

    Bảo Gia Farm Eco-Retreat - chương trình 2N1Đ tại Bảo Gia Farm mang đến cho…

    2 tuần ago

    GIẢI MÃ RAMSAR – CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM HÈ 2024

    …là hành trình đưa Quý khách đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên, một vùng…

    2 tuần ago

    ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM – CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM HÈ 2024

    Mùa hè đã bắt đầu, còn bạn đã sẵn sàng góp những điều nhỏ nhặt…

    2 tuần ago

    Thực Tập Cùng Hải Âu Cần Thơ – Gieo Mầm Trí Thức, Gặt Hái Thành Công

    Hiểu được khát khao khám phá và học hỏi của các bạn trẻ, Hải Âu…

    1 tháng ago

    [HAEC x FPOLY] ĐỒNG HÀNH CÙNG SỨ MỆNH GIÁO DỤC THỰC CHIẾN TẠI CẦN THƠ

    Nhận lời mời của FPT Polytechnic cơ sở Cần Thơ HaiAu Educursions đã có mặt…

    2 tháng ago